Tổng
quan về khoáng chất.
Khoáng được chia làm 2
loại: 7 khoáng đa lượng bao gồm Canxi (Ca), Chloride (Cl), Magie (Mg), Phốt pho
(P), Kali (K) và Lưu huỳnh (S). 16 khoáng vi lượng gồm Sắt (Fe), Đồng (Cu)…Một
số loại khoáng được xem là thiết yếu đối với tôm, cá: Mg, Ca, P, K, Fe…
- Ý ngĩa của một số
loại khoáng đa lượng đối với tôm thẻ chân trắng.
Ca
và P.
Na,
Cl và K.
Tham gia vào hoạt động
thẩm thấu, Kali có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của tôm,
tôm có biểu hiện biếng ăn, hoạt động kém, tăng trưởng chậm, thậm chí có thể chết
khi thiếu Kali trong nước.
Mg.
Mg rất quan trọng trong
sự cân bằng bên trong và bên ngoài tế bào của tôm. Tham gia vào quá trình hô hấp
tế bào và những phản ứng truyền dẫn Phosphate. Mg là nhân tố kích hoạt cho tất
cả các phản ứng trong quá trình trao đổi chất lipid, Carbohydrate và Protein.
- Nhu cầu khoáng chất
trong nước.
Tôm có thể hấp thụ khoáng trực tiếp từ
môi trường nước thông qua uống và hấp thụ qua mang. Do đó, sử dụng khoáng trực
tiếp vào trong nước để bù vào lượng khoáng bị mất đi trong quá trình lột xác của
tôm là rất cần thiết.Nếu tôm sống trong môi trường có độ mặn cao, nhu cầu về Ca2+,
K+ và Mg2+ một phần
được đáp ứng. Tuy nhiên, nếu tôm sống trong môi trường có độ mặn chưa đến 4 ‰ thì việc bổ sung 5- 10mgK+ /L và
10- 20 mg Mg2+ /L để đảm bảo
tôm tăng trưởng bình thường và tỉ lệ sống cao.
Trong nước nuôi tôm tỉ lệ Na:K phải đạt
28:1 và Mg:Ca là 3,1:1.
3. Những vấn đề về khoáng khi nuôi tôm ở độ mặn thấp.
Tôm thẻ chân trắng là loài
rộng muối, có thể sống ở độ mặn 0- 50‰, thích hợp nhất là từ 10 -25‰.
Ở đồng bằng sông Cửu Long, nhiều hộ nuôi
sử dụng nước ngầm để pha với nước biển để giảm độ mặn . Khi sử dụng nước ngầm sẽ
gặp một số vấn đề sau: nước ngầm thường hàm lượng DO thấp, hàm lượng Mn và Fe
cao. Nếu sử dụng nước ngầm trực tiếp, sự kết tủa của các muối kim loại có thể ảnh
hưởng đến mang tôm, gây stress hoặc chết tôm.Tuy vậy, sự thiếu hụt về hàm lượng
K và Mg trong nước ngầm có thể xảy ra và phải được điều chỉnh.Mặt khác, sự khác
biệt về thành phần ion trong nước biển và nước ngầm rất khác nhau, do đó cần thẩn
trọng khi sử dụng nước ngầm.
Tóm lại, nếu độ mặn đủ, các ion rất quan
trọng để cho tôm có thể sống được. Trong những ion Ca2+, K+
và Mg2 này có thể thiếu nhưng thiếu K là có thể ảnh hưởng nghiêm trọng
hơn. Tỉ lệ Ca: K trong nước biển là 1:1. Đối với những ao nuôi có tỉ lệ Ca:K
cao, việc bổ sung K vào trong nước để giảm tỉ lệ xuống là rất cần thiết.
4.
Sự giảm sút khoáng đa lượng trong nước trong suốt quá trình nuôi.
Sau thời gian nuôi, K+ và Mg2 trong nước bị giảm sút do nhiều nguyên
nhân như rò rĩ, phơi đáy ao và sự hấp thụ của đất…Vậy nên, cần kiểm tra hàm lượng
K+ và Mg2 thường xuyên trong suốt quá trình nuôi.
5.Phương pháp ước lượng hàm lượng
thành phần ion trong nước ao nuôi có độ mặn thấp.
Nồng độ Ion X ( mg/L) = Độ mặn x Số
nhân đối với Inox X
Inox
X (mg/L)
|
Số
nhân
|
5‰
|
10‰
|
15‰
|
20‰
|
25‰
|
30‰
|
Ca2+
|
11,6
|
58
|
116
|
174
|
232
|
290
|
348
|
Mg2+
|
39,1
|
195
|
391
|
587
|
782
|
978
|
1173
|
K+
|
10,7
|
53
|
107
|
160
|
214
|
268
|
321
|
Na+
|
304,5
|
1522
|
3045
|
4567
|
6090
|
7613
|
9135
|
CL -
|
551
|
2755
|
5510
|
8265
|
11020
|
13775
|
16530
|
SO42-
|
78,3
|
391
|
783
|
1174
|
1.566
|
1958
|
2349
|
Bảng
nhân tố và yêu cầu về cân bằng ion ở các độ mặn khác nhau khi pha loãng nước biển
Ví dụ:
Nếu nước có độ mặn 4‰ thì có 46,4 mg/l Ca2+ (4‰ x11,6); 156,4 mg/L Mg2+ (4‰
x39,1); 42,8 mg/L K+ (4‰ x 10,7). Sau khi xác định các
ion trong ao, nếu nước thiếu K hoặc Mg thì có thể bổ sung bằng một số sản phẩm
nông nghiệp hoặc công nghiệp có thể hoàn thiện về cân bằng hàm lượng ion trong
nước.
SẢN PHẨM ĐƯỢC CUNG CẤP BỞI CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG:
- Hiệu: JBL
- Xuất sứ: Đức
- Liên hệ Ms Minh 0976 291 297 để biết thêm chi tiết.
- Hoặc vui lòng truy cập www.songlongvn.com
Tuy nhiên, nếu tôm sống trong môi trường có độ mặn chưa đến 4 ‰ thì việc bổ sung 5- 10mgK+ /L và 10- 20 mg Mg2+ /L để đảm bảo tôm tăng trưởng bình thường và tỉ lệ sống cao. may dun cam vien
Trả lờiXóa