BREAKING NEWS

Entertainment

Technology

Travelling

Thứ Ba, 26 tháng 12, 2017

Cách phân Biệt Độ Kiềm KH Và Độ Cứng GH Trong Nước Ao Nuôi thủy sản

Trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm cá thì chỉ tiêu độ kiềm và độ cứng là rất quan trọng. Bắt buộc người nuôi phải kiểm tra thường xuyên để theo dõi sự biến động của 2 chỉ tiêu này. Nếu thay đổi lớn vượt ngưỡng cho phép sẽ làm môi trường sống của vật nuôi thay đổi theo sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của vật nuôi.

Tuy nhiên độ kiềm và độ cứng của nước rất dễ nhầm lẫn. Bài viết dưới đây sẽ cho chúng ta hiểu rõ hơn về vấn đề này.


Độ Kiềm KH:

Độ kiềm là tổng lượng bazơ hiện diện trong nước. Carbonate (CO32-) và Bicarbonate (HCO3) là 2 bazơ phổ biến nhất và thành phần chủ yếu của Kiềm. Ao hồ có độ kiềm cao có thể chế ngự sự thay đổi của pH. Độ kiềm trong môi trường nước thay đổi sẽ ảnh hưởng đến yếu tố lý, hóa, sinh và sức khỏe của thủy sản.
– Nếu độ kiềm biến động lớn có thể làm tôm, cá bị sốc, yếu, bỏ ăn.
– Nếu độ kiềm cao kéo dài sẽ làm tôm chậm tăng trưởng, còi cọc, dễ nhiểm bệnh, hao hụt.
Để ổn định pH trước tiên cần ổn định độ kiềm và độ cứng của nước. Ao hồ có độ kiềm trong khoảng 20-150 mg/l thì thích hợp cho nuôi tôm cá.

Cách xử lý độ kiềm cao:

  • Dùng axit phosphoric bón xuống ao tăng cường sự hoạt động của vi sinh vật có lợi để phân hủy mùn bã hữu cơ, sản sinh ra khí CO2, kéo độ kiềm giảm xuống.
  • Lọc sinh học cũng giúp giảm độ kiềm nước.

Cách xử lý độ kiềm thấp:

  • Tăng cường sục khí trong hồ hoặc ao chứa nước có ánh sáng. Tăng cường quang hợp, giảm nồng độ CO2 và tăng độ pH.
  • Dùng nước vôi trong đã pha sẵn để trung hòa.
Độ kiềm và pH bắt buộc người nuôi phải kiểm tra hằng ngày. Vì sự cần thiết đó mà công ty Tin Cậy chúng tôi cung cấp thiết bị và sản phẩm test JBL kiểm tra nhanh  giúp nguời nuôi thuận lợi cho việc kiểm tra độ kiềm như sau:

  1. Làm sạch bên trong và bên ngoài lọ bằng nước sạch trước và sau mỗi lần kiểm tra. Lắc đều lọ thuốc thử trước khi sử dụng .
  2. Rửa lọ thủy tinh nhiều lần bằng mẫu nước cần kiểm tra, sau đó lấy 5ml mẫu nước vào lọ. Lau khô bên ngoài lọ.
  3. Nhỏ và đếm từng giọt thuốc thử vào lọc chứa mẫu nước cần kiểm tra, lắc đều mẫu nước sau mỗi giọt cho đến khi vừa chuyển sang màu vàng cam thì dừng lại.
  4. Lấy số giọt thuốc thử ở bước 3 nhân với 17,9 sẽ tính ra được hàng lượng mg/L CaCO3 hoặc nhân với 21,8 sẽ tính  được hàng lượng mg/L HCO3-

Độ Cứng GH:

  • Độ cứng của nước được xác định là tổng hàm lượng Ca2+ và Mg2+ có trong nước. 2 ion này chính là tác nhân gây ra độ cứng của nước. Canxi và Magie là 2 ion chủ yếu và quan trọng đối với tôm và cá trong quá trình thành lập xương, vẩy và một số quá trình trao đổi chất. Sự hiện diện ion tự do canxi trong nước còn giúp ngăn ngừa quá trình thất thoát muối Natri và Kali ra khỏi màng tế bào trong cơ thể tôm cá.
  • Độ cứng tối ưu cho nuôi tôm là từ 100 – 250 mg/l CaCO3.
  • Các cách làm giảm độ cứng của nước nuôi tôm:
+ Bơm khí và bơm nước tuần hoàn tiên tục có tác dụng phân hủy bicarbonate.
+ Tiến hành xử lý EDTA liều 2-3kg/1000m3 nước để khử giảm độ cứng của nước ao.
Để đo độ cứng của nước nuôi tôm công ty Song Long Chúng tôi có test nhanh JBL gH kiểm tra độ cứng. Giúp người nuôi test nhanh, dễ sử dụng và cho kết quả chính xác cao:
1.       Laøm saïch trong vaø ngoaøi loï thuûy tinh tröôùc vaø sau moãi laàn kieåm tra. Laéc ñeàu chai thuoác thöû tröôùc khi söû duïng.
2.       Röûa loï thuûy tinh nhieàu laàn baèng maãu nöôùc caàn kieåm tra, sau ñoù ñoå 5ml maãu nöôùc vaøo loï. Lau khoâ beân ngoaøi loï.
3.       Nhoû töøng gioït thuoác thöû vaøo maãu nöôùc caàn kieåm tra (laéc ñeàu loï nöôùc sau moãi gioït) cho ñeán khi maøu cuûa dung dòch trong loï chuyeån töø maøu ñoû sang maøu xanh laù caây.
4.       Soá gioït ñöôïc nhoû vaøo töông öùng vôùi ñoä cöùng cuûa maãu nöôùc. (ví duï: 5 gioït = 5odGH), laáy soá gioït nhaân vôùi 17.9 seõ tính ñöôïc keát quaû gH theo ñôn vò ppm. 

Mọi thắc mắc về cách sử dụng JBL vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG
Địa chỉ: 43 Tản Đà, P10, Q5, Tp.HCM
Điện thoại: Ms Vân Minh 0976 291 297

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC NUÔI TÔM

Chất lượng nước là yếu tố cực kỳ quan trọng trong nuôi thủy sản; nhưng khó dự đoán và khó kiểm soát. Chất lượng nước quyết định hiệu quả của thức ăn, tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ sống của tôm. Tôm chết, bệnh, chậm lớn, hay thức ăn kém hiệu quả đều do chất lượng nước. Người nuôi tôm thuờng nói: "Nuôi tôm là nuôi nước". Để tôm phát triển bình thường thì nước phải sạch, không bị ô nhiễm. Chất lượng nước phụ thuộc vào chất lượng nguồn nước, chất đất, chế độ cho ăn,  thời tiết, công nghệ và chế độ quản lý đầm nuôi. Chất lượng nước được đánh giá bằng nhiều thông số sinh, hóa, lý khác nhau; và cần được kiểm tra liên tục để có thể xử lý nước kịp thời để bảo vệ con nuôi.

1. Chất lượng nước và chất đất

Đất phèn có tính axit, pH rất dễ xuống thấp nên không có lợi cho tôm cá. Do đó nếu có thể, nên tránh đất phèn nặng. Vùng đất ven biển có nước lợ và nước mặn, thuận lợi cho nuôi tôm nhưng thường là đất phèn. Để hạn chế ảnh hưởng của phèn thì phải thiết kế ao tôm thích hợp và chế độ quản lý nước phù hợp. Muốn vậy thì trước khi đào ao, nên biết rõ chất lượng đất và chiều sâu các lớp đất. Việc tìm hiểu chất đất vừa giúp thiết kế ao sao cho giảm ảnh hưởng của phèn, vừa giúp tính lượng hóa chất cần thiết để cải tạo đất, nhờ đó tiết kiệm nhiều chi phí.

2. Nhiệt độ

Nhiệt đô ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ sống của tôm. Nhiệt độ tốt nhất cho tôm là 26 - 32°C. Cần chú ý khi nhiệt độ tăng trên 32°C. Ở nhiệt độ 35°C, 100% tôm dưới một tháng tuổi chết; trên 40°C thì toàn bộ tôm sẽ chết. Nhiệt độ thấp thì tôm sẽ chậm lớn.

Kiểm tra nhiệt độ bằng nhiệt kế. Các máy đo pH, độ muối, DO đều có chức năng đo nhiệt độ.

3.  Độ mặn (độ muối )

Độ mặn thích hợp cho tôm sú và tôm thẻ chân trắng là 5 – 35 (‰ - phần ngàn). Tuy nhiên, hiện nay nuôi tôm thẻ chân trắng được khuyến cáo ở độ mặn 5% để giảm nguy cơ bệnh gan tụy.

Có thể đo độ mặn bằng bằng tỉ trọng kế, khúc xạ kế, dẫn điện kế hay kit đo nhanh.
Dẫn điện kế và kit đo cho kết quả chính xác nhất với sai số 5% ở độ mặn từ thấp đến cao.

Khúc xạ kế (10 -15 %); còn tỉ trọng kế, nhất là tỉ trọng kế không qua kiểm định, cho sai số rất lớn, có khi 30%. Khúc xạ kế và tỉ trọng kế còn cho sai số cao hơn nhiều ở độ mặn thấp dưới 5‰.

Để tỉ trọng kế cũng như máy đo cho giá trị chính xác thì cần phải hiệu chỉnh. Chỉ cần hiệu chỉnh tỉ trọng kế một lần duy nhất. Với hai máy còn lại thì nên hiệu chỉnh máy một tháng một lần với các dung dịch chuẩn. Riêng với kit thì không cần hiệu chỉnh.

4.  pH
pH thích hợp cho đa số động vật thủy sinh là 6,5-9,0. pH tối ưu là cho tôm là 7,5 – 8,5, cho cá basa là 7 – 8,5. Ngoài ra, pH không được dao động quá 0,5 đơn vị trong ngày để tránh sốc cho tôm cá.

Có thể đo pH bằng máy đo, bút đo hay JBL pH. Ưu điểm của dùng bút và máy đo là các bước đo rất nhỏ, tăng từng 0,1 độ pH, ví dụ 7,0 - 7,1 - 7,2. Tuy nhiên để có được giá trị đúng thì phải thường hiệu chỉnh một tuần một lần. Chất lượng của bút và máy rất thay đổi. Các máy và đặc biệt các bút pH rẻ tiền rất nhanh hỏng phần đầu dò, dù có sử dụng hay không, nên không còn hiệu chỉnh được dù máy vẫn cho ra số, nhưng là pH sai.

JBL pH so màu có ưu điểm là dễ, rẻ, không cần hiệu chỉnh, luôn cho giá trị đúng nhưng chỉ đo pH trong khoảng 4 - 9,5 với bước đo 0,5 đơn vị. Với nuôi tôm cá, thì kit so màu hoặc bút đo PH cho những vùng không có kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm 

Địa chỉ hiệu chỉnh và kiểm tra các loại máy: Công ty TNHH Thiết Bị Song Long, 43 Tản Đà, P10, Q.5, TP HCM. Liên hệ: 0976 291 297.

5. Ôxy hòa tanBOD và COD
Ôxy hòa tan là dưỡng khí cho động vật dưới nước. Nước nuôi tôm phải đảm bảo ôxy hòa tan > 3,5 mg/l, nhưng tối ưu là > 5 mg/l.

Đo ôxy bằng phương pháp nhỏ đếm giọt nhờ JBL DO. Ưu điểm: chi phí thấp, chính xác, không phải hiệu chỉnh, nhưng đòi hỏi thao tác cẩn thận. Thích hợp cho trại nhỏ có ít đầm tôm.

Với những trại tôm lớn thì nên đo DO bằng máy. Phần lớn máy đo ôxy trên thị trường là máy điện hóa với giá từ 500.000 - 50.000.000, tùy chất lượng. Ưu điểm: thao tác đơn giản. Nhược điểm: phải hiệu chỉnh mỗi lần đo. Bút đo rẻ nhưng rất nhanh hỏng.

Máy đo DO hiện đại nhất là máy đo quang, không cần hiệu chỉnh thì giá rất cao, từ vài ngàn đến trên 10 ngàn USD, nên hầu như không lưu hành ở Việt nam.

BOD (Nhu cầu ôxy sinh học) là lượng ôxy mà các sinh vật phù du và vi khuẩn tiêu thụ. COD là lượng ôxy cần thiết để chuyển hóa các chất hữu cơ trong nước thành CO2. COD càng cao thì nước càng giàu các hợp chất hữu cơ, nghĩa là càng bẩn, và làm ôxy hòa tan giảm.

BOD và COD ít khi được dùng để quản lý chất lượng nước trong quá trình nuôi, nhưng được dùng để quản lý nước thải. Việc xác định BOD và COD phải được tiến hành trong các phòng thí nghiệm có đủ điều kiện.

Tiêu chuẩn Việt nam quy định cho nước thải từ các ao nuôi tôm thì BOD không được vượt quá 50 mg/l và COD không được vượt quá 150 mg/l.

6. Độ kiềm (KH)
Độ kiềm là thước đo khả năng giữ pH ổn định và được tính bằng đơn vị mg/l CaCO3. Độ kiềm cho ao tôm nên trong khoảng 100 - 150 mg/l.

Độ kiềm cao thì pH ít dao động. Độ kiềm thấp thì pH thay đổi mạnh, bất lợi cho tôm. Độ kiềm rất dễ thay đổi, do đó cần kiểm tra độ kiềm mỗi 3 - 5 ngày.

Đo độ kiềm bằng phương pháp chuẩn độ đếm giọt với JBL KH. Kit đo độ kiềm chỉ đo được độ kiềm, không đo được độ cứng.

7. Độ cứng tổng (GH) và khoáng chất

Độ cứng (GH) là thước đo tổng lượng các khoáng quan trọng cho tôm là Canxi (Ca) và Magiê (Mg) trong nước. Độ cứng được tính bằng đơn vị đo là mg/l CaCO3tương tự như độ kiềm, nhưng độ cứng và độ kiềm là các thông số hoàn toàn khác nhau. Rất nhiều người nhầm lẫn lộn hai đại lượng này.

Độ khoáng và tỉ lệ khoáng trong nước biển (độ mặn 35 ‰) được cho trong bảng. Nước lợ từ sông ngòi có tỉ lệ các khoáng tương tự như trong muối biển. Hàm lượng khoáng trong nước lợ được tính như sau: Khoáng trong nước biển × độ muối (ppt) : 35.

Độ mặnCa (mg/l)Mg (mg/l)K (mg/l)Mg:Ca:K
35%o40012903803,2:1:0,9

Với tôm nuôi trong môi trường nước lợ thì quan trọng hơn cả là tỉ lệ Mg:Ca:K. Tỉ lệ này phải bằng với trong nước biển để tôm phát triển bình thường.

Nước sông và nước biển tự nhiên đảm bảo các yếu tố khoáng, là nước tốt nhất cho tôm. Tuy nhiên, hàm lượng khoáng Magiê trong nước cũ lâu ngày giảm do bị đất hấp thu, nên cần bổ xung muối Magiê Clorua hay Magiê Sulphat.

Nước giếng khoan rất khác với nước sông và nước sông hồ và nước biển. Cụ thể, hàm lượng kali, magiê và canxi thường thấp hơn trong nước nước biển và nước lợ từ sông ngòi. Do đó, nhất thiết phải kiểm tra Kali, Magiê, và Canxi và điều chỉnh về giá trị cần thiết.

8. Độ trong
Nước trong hay đục là do phù sa lơ lửng hay quần thể vi sinh vật (tảo và vi khuẩn). Tảo rất quan trọng, vì tảo vừa là nguồn thức ăn, vừa là nguồn cung cấp và tiêu thụ ôxy hòa tan. Có tảo lợi nhưng cũng có tảo hại như tảo lam. Tảo nhiều thì ban ngày ôxy hòa tan cao, nhưng đêm ôxy hòa tan lại thấp, do đó cần giữ mật độ tảo vừa phải. Đục do phù xa không có lợi cho sự phát triển của tảo, nên cần lắng trước khi gây màu nước (gây tảo). Khi phù xa đã lắng, thì độ trong/đục của nước đặc trưng cho nồng độ tảo. Độ trong 30 - 35 cm là tối ưu cho nước nuôi tôm.

10. Nitrat (NO3-)

Nitrat không độc và là dưỡng chất để tảo phát triển. Tôm không bị ảnh hưởng của nồng độ NO3- ở 900 mg/l. Tuy nhiên NO3 quá cao sẽ dẫn đến hiện tượng phú dưỡng; tảo, trong đó có tảo độc phát triển mạnh, làm giảm chất lượng nước.
Nói chung, nitrat không phải là vấn đề cần quan tâm, nên thường không cần theo dõi.

11. Amôniac (NH3)

Amôniac rất độc với tôm. Thử nghiệm trên 5 loại tôm cho thấy, NH30.45 mg/L làm giảm tốc độ lớn 50%. Theo TCVN, nồng độ amôniac tự do NH3trong nước nuôi tôm không được vượt ngưỡng 0,3 mg/l, nhưng ngưỡng tối ưu là 0,1 mg/l.

Muốn đo amôniac trong ao tôm nước lợ, ta cần dùng các kit đo dành cho cả nước ngọt và nước mặn bằng phương pháp salicilat (JBL).

Các kit trên thị trường như AZOO, SERA,  dành cho các bể cá cảnh nước ngọt, khi dùng cho nước nuôi tôm là nước lợ và nước mặn cho kết quả với sai số rất lớn, đồng thời các kit này không có khả năng phát hiện amôniac ở nồng độ thấp.

12. Nitrit

Nitrit NO2- là chất độc cho con nuôi. Nitrit ngấm vào cơ thể tôm cá qua mang và da. Nitrit tác dụng với máu, làm quá trình vận chuyển ôxy trong cơ thể trở nên khó khăn, con nuôi èo uột, chậm lớn, dễ bị bệnh và thậm chí tử vong. Đặc biệt, cá rất nhậy cảm với nitrit. Giới hạn nitrit cho ao tôm là 1 mg/l NO2- (hay 0,3 mg/l NO2-/N).


Cách làm kiểm soát độ kiềm trong ao nuôi tôm, cá

 Ao hồ có độ kiềm cao có thể chế ngự sự thay đổi của pH. Độ kiềm trong môi trường nước thay đổi sẽ ảnh hưởng đến yếu tố lý, hóa , sinh và sức khỏe của thủy sản.
Nếu độ kiềm biến động lớn có thể làm tôm, cá bị sốc, yếu, bỏ ăn.Nếu độ kiềm cao kéo dài sẽ làm tôm chậm tăng trưởng, còi cọc, dễ nhiểm bệnh, hao hụt.
Để ổn định pH trước tiên cần ổn định độ kiềm và độ cứng của nước.Ao hồ có độ kiềm trong khoảng 20-150 mg/l thì thích hợp cho nuôi tôm cá.

Cách xử lý độ kiềm cao:
- Dùng axit phosphoric bón xuống ao tăng cường sự hoạt động của vi sinh vật có lợi để phân hủy mùn bả hữu cơ, sản sinh ra khí CO2, kéo độ kiềm giảm xuống.
- Lọc sinh học cũng giúp giảm độ kiềm nước.
Cách xử lý độ kiềm thấp:
- Tăng cường sục khí trong hồ hoặc ao chứa nước có ánh sáng, tăng cường quang hợp, giảm nồng độ CO2 và tăng độ pH.
- Dùng nước vôi trong đã pha sẵn để trung hòa.
Độ kiềm và pH bắt buộc người nuôi phải kiểm tra hằng ngày, vì sự cần thiết đó mà công ty Song Long chúng tôi cung cấp sản phầm test JBL-Đức kiểm tra nhanh giúp người nuôi thuận lợi cho việc kiểm tra độ kiềm.
Cách làm kiểm soát độ kiềm trong ao tôm, cá
Dùng để kiểm tra hàm lượng kiềm trong môi trường nước như ao nuôi trồng thủy sản, bể cá cảnh, thủy sinh,..
Cách làm kiểm soát độ kiềm trong ao tôm, cá(1)

Cách sử dụng:

Làm sạch bên trong và bên ngoài lọ bằng nước sạch trước và sau mỗi lần kiểm tra. Lắc đều lọ thuốc thử trước khi sử dụng .

Rửa lọ thủy tinh nhiều lần bằng mẫu nước cần kiểm tra, sau đó lấy 5ml mẫu nước vào lọ. Lau khô bên ngoài lọ.

Nhỏ và đếm từng giọt thuốc thử vào lọc chứa mẫu nước cần kiểm tra, lắc đều mẫu nước sau mỗi giọt cho đến khi vừa chuyển sang màu vàng cam.

Lấy số giọt thuốc thử ở bước 3 nhân với 17,9 sẽ tính ra được hàng lượng mg/L CaCO3 hoặc nhân với 21,8 sẽ tính được hàng lượng mg/L HCO3.

Bảo quản: Đóng nắp chai thuốc thử ngay sau khi sử dụng, lưu trữ nơi thoáng mát và để xa tầm tay trẻ em.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
- Được phân phối bởi Công ty TNHH Thiết Bị Song Long.
- Liên hệ: Ms Minh: 0976 291 297
- Địa chỉ: 43 Tản đà, P 10, Q5 TPHCM
- Ship toàn quốc, giá tốt khi mua số lượng nhiều
- Vui lòng truy cập web: 
songlongvn.com  

Những điều cần biết về chỉ tiêu phèn trong ao nuôi tôm cá?

 Sắt (Fe) là một nguyên tố cần thiết có vai trò quan trọng đối với vi khuẩn, TV và DV. Tuy nhiên, sự hiện diện của sắt và các hợp chất sắt trong nước có thể ảnh hưởng đến tôm cá nuôi.
Sắt (Fe) thường phổ biến trong các ao nuôi thủy sản nước mặn. Sắt (Fe) thường tồn tại ở dạng sắt II trong nước có hàm lượng oxy hòa tan thấp.
Trong các ao nuôi không có sục khí (chạy quạt) hoặc phân tầng nhiệt độ, nồng độ sắt thường cao hơn ở tầng nước thấp gần đáy ao. Khi ao nuôi được xáo trộn, hàm lượng oxy hòa tan sẽ giảm đi nhanh chóng do phản ứng oxy hóa với sắt II.
Quá trình này có thể dẫn đến một sự suy giảm đột ngột của hàm lượng oxy hòa tan trong ao và ảnh hưởng nghiêm trọng đến các đối tượng nuôi.
Nếu như trong nước tồn tại hàm lượng sắt II cao trong ao nuôi thâm canh hay các trại giống, sự hình thành của sắt Hydroxit sẽ có ảnh hưởng lớn đến các loài thủy sản nuôi trong hệ thống. Các kết tủa sắt có thể bám trên trứng làm tổn thương hay giết chết chúng, tắt nghẽn mang cá hoặc tôm.
Trong lớp bùn đáy ao có pH thấp, nồng độ sắt rất cao và có thể ảnh hưởng đến tôm cá nuôi. Tôm sinh sống trong đáy bùn chứa nhiều sắt dễ bị tổn thương mang hay vỏ, ảnh hưởng đến chất lượng tôm thương phẩm.
 Tầm quan trọng của sắt trong nuôi trồng thủy sản.
Nhận định chung
Sự hiện diện của sắt oxit trong ao nuôi là có lợi. Vậy nên, cần kiểm soát lượng sắt với một nồng độ nhất định để giúp cho ao nuôi tôm, cá sinh trưởng và phát triển tối ưu.
Test Fe JBL dùng để kiểm tra hàm lượng sắt trong môi trường nước như nuôi trồng thủy sản, cá cảnh...tránh những trường hợp hàm lượng sắt quá cao làm ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của động vật thủy sản.
Để biết ao nuôi của mình có bị phèn hay không nên dùng bộ test kits để kiểm tra hàm lượng  phèn và kịp thời xử lí.
Thông tin chi tiết về sản phẩm:
  • Hiệu: JBL
  • Xuất sứ: Đức.
  • Số lần test: 50
  • Có cung cấp lọ hóa chất riêng khi dùng hết

THÔNG TIN LIÊN HỆ
- Được phân phối bởi Công ty TNHH Thiết Bị Song Long.
- Liên hệ: Ms Minh: 0976 291 297
- Địa chỉ: 43 Tản đà, P 10, Q5 TPHCM
- Ship toàn quốc, giá tốt khi mua số lượng nhiều
- Vui lòng truy cập web: songlongvn.com     hoặc      slivn.com
-  https://www.facebook.com/butdoph/

Những vấn đề thường gặp trong canh tác nông nghiệp

Kiểm tra độ pH của đất trồng là bước đầu tiên để xác định vấn đề của đất; sau khi đã biết pH của đất là thấp (chua) hay bình thường hoặc quá cao; ta mới tiến hành những bước đi tiếp theo:

Theo khảo sát của công ty Song Long, Việt Nam chúng ta, đa số đất có pH thấp (dưới 4.0) do bà con lạm dụng phân hóa học sau một thời gian dài, dẫn đến đất chua, chai và cằn; phần còn lại lai pH ở mức bình thường (từ 4.5 đến 7); và rất ít trường hợp là pH cao- quá 7.

Do đó, khi nhận thấy cây trồng phát triển không bình thường- còi cọc, vàng úa, hoặc không khỏe- thì bước đầu tiên là bà con con hãy đo kiểm tra độ pH của đất trồng.
Nếu pH đất đúng là thấp, hãy nâng pH đất, sau một thời gian nâng pH lên mức bình thường, tiếp tục quan sát sự phát triển cây trồng; hoặc đồng thời kiểm tra độ dinh dưỡng của đất bằng máy đo EC đất- nếu chỉ số EC đất quá thấp, thì quyết định bón phân là chính xác.

Nếu pH quá thấp (chua) từ 3.0-4.5 thì bón phân vào cây sẽ không lấy được nhiều mà đa phần bị đất cố định lại, qua khảo sát các vùng đất ở nước ta của công ty Song Long thì đa số đất người dân canh tác hiện tại đang rất chua, chua ở mức nào thì cần phải xác định độ pH của đất để đưa ra hướng xử lý thích hợp.

Vì vậy để kiểm soát lượng PH của đất, công ty chúng tôi xin giới thiệu sản phẩm Bút đo PH dùng để kiểm soát hàm lượng PH của đất cây trồng,  xác định độ pH của đất để đưa ra hướng xử lý thích hợp.
Model: DM-15 
Xuất sứ: Nhật Bản
THÔNG TIN KĨ THUẬT:
– Khoảng đo pH: 3 – 8 pH
– Phân giải độ pH: ±0.2 pH
– Khoảng đo độ ẩm: 10 – 80%
– Phân giải độ ẩm: ±5%
– Thiết bị hoạt động không dùng điện.


Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
- Được phân phối bởi Công ty TNHH Thiết BịSong Long.
- Liên hệ: Ms Minh: 0976 291 297
- Địa chỉ: 43 Tản đà, P 10, Q5 TPHCM
- Ship toàn quốc, giá tốt khi mua số lượng nhiều
- Vui lòng truy cập web: 
songlongvn.com     hoặc      slivn.com
-  
https://www.facebook.com/butdoph/




Thứ Sáu, 22 tháng 12, 2017

Vai trò của Hàm lượng chất rắn trong nước?

TDS là gì?
       TDS là tổng hàm lượng khoáng chất, muối, kim loại hòa tan trong một đơn vị thể tích nước.TDS  thường được biểu thị bằng hàm số mi/L hoặc ppm (phần triệu). 
       Chỉ số TDS được tính bằng tổng hàm lượng chất rắn mang điện tích dương và âm của các ion trong nước.

Quan hệ giữa TDS và sự tinh khiết



           Theo các quy định hiện hành của WHO, US EPA, và cả Việt Nam, TDS không được vượt quá 500mg/l đối với nước ăn uống và không vượt quá 1000mg/l đối với nước sinh hoạt TDS càng nhỏ chứng tỏ nước càng sạch. Tuy nhiên, điều ngược lại không phải luôn đúng. Nguồn nước có TDS cao chưa chắc đã không an toàn, có thể do nó chứa nhiều ion có lợi.


Bảng chỉ số TDS dùng để xác định nguồn nước cứng
Phân loại nước

Nước có thể được phân loại theo số lượng tổng chất rắn hòa tan trên lít
·        Nước ngọt  (Fresh water)  < 1,000 mg/L TDS
·        Nước lợ (Brackish water ) 1000 tới10,000 mg/L TDS
·        Nước mặn (Saline water) 10,000 tới 30,000 mg/L TDS
·        Nước muối (Brine ) > 30,000 mg/L TDS

Trong khi mức độ TDS 5,000 mg/L là ngưỡng tối thiểu cho nước được xem là nước muối, tuy nhiên phạm vi điển hình là từ 30,000 đến 100,000 mg/L.


SẢN PHẨM ĐƯỢC CUNG CẤP BỞI CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG
Đặt sản phẩm vui lòng liên hệ Ms Minh 0976 291 297


Thứ Năm, 16 tháng 11, 2017

Bút đo ORP của Mỹ dùng để đo Hàm lượng oxi hóa khử trong nước


ORP là gì?
-                    Quản lý đáy ao và chất lượng nước thông qua chỉ số oxi hóa khử ORP
-                    Tiềm năng oxi hóa khử phản ánh độ sạch của nước và khả năng phân giải các chất ô nhiễm trong ao, đặc biệt đáy ao.
-                    ORP được đo bằng Millivolts (mV) và dao động từ -2000 đến +2000 mV. Tiềm năng oxi hóa khử cũng phản ánh gián tiếp hàm lượng oxi hòa tan.

Bảng chỉ số ORP phù hợp với từng môi trường nước khác nhau:

Mức độ ORP (mV) của nước
Ứng dụng của nước
0-150
Không sử dụng được trong thực tế
150-250
Sử dụng cho nuôi trồng thủy sản
250-350
Sử dụng cho các tháp làm lạnh
400-475
Nước dùng làm hồ bơi
450-600
Nước làm nóng
600
Nước khử trùng

-                    ORP có giá trị âm phản ánh ao nuôi ở điều kiện bị hiếm khí ,ORP giá trị dương phản ánh ao nuôi có điều kiện hiếu khí. ORP có giá trị âm và điều kiện iếm khí sẽ kích thích sự phát triển của tảo lam, gây độc cho ao tôm.
-                    Ao nuôi ở điều kiện oxi hóa sẽ có ORP mang giá trị dương và nước nuôi trồng thủy sản cần có giá trị ORP trong khoảng +150 đến +250mV.

-                    Ở khoảng ORP từ +100 đến + 350mV là khoảng thích hợp cho hoạt động của các Vi khuẩn nitrate hóa (Nitrosomonas sp. và Nitrobacter sp.) và các vi khuẩn dị dưỡng có lợi, thúc đẩy quá trình phân giải hiếu khí các hợp chất hữu cơ tốt hơn  làm cho chất lượng nước ao nuôi tốt hơn và đáy ao sạch hơn.

ĐỂ BIẾT ĐỘ ORP TRONG NƯỚC BAO NHIÊU XIN GIỚI THIỆU DÒNG BÚT ĐO ORP CỦA MỸ.

BÚT ĐO ORP (REDOX)
Model: ORP-200
Sản xuất: Hàn Quốc.

Tính năng kỹ thuật:
  • Đo lường chỉ số ORP và nhiệt độ.
  • Hiệu chuẩn tự động.
  • Màn hình hiển thị LCD
  • Lớp vỏ chống thấm nước theo tiêu chuẩn IP67
  • Bù nhiệt tự động ( ATC).
  • Tự động tắt, chức năng HOLD giá trị, hiển thị pin yếu.
  • Đầu dò thay thế .

Thông số kỹ thuật:

  • Thang đo PH: -999 đến +1000 mV
  • Thang đo nhiệt độ: 1 – 80oC ( 33 -176oF).
  • Độ phân giải: 1mV ; 0.1oC/F.
  • Độ chính xác: 0.5% (+/ - 2mV)
  • Pin: 3 x 1.5V.
  • Kích thước: 18.5x 3.4 x 3.4 cm (7.3 x 1.3 x 1.3 in)
  • Khối lượng: 96.4g
THÔNG TIN LIÊN HỆ
- Được phân phối bởi Công ty TNHH Thiết Bị Song Long.
- Liên hệ: Ms Minh: 0976 291 297
- Địa chỉ: 43 Tản đà, P 10, Q5 TPHCM
- Ship toàn quốc, giá tốt khi mua số lượng nhiều
- Vui lòng truy cập web: songlongvn.com   
-  https://www.facebook.com/butdoph/




 
Copyright © 2014 Chuyên cung cấp dụng cụ thủy sản, nông nghiệp, thiết bị thí nghiệm. Designed by OddThemes